Giá trị khác của tác phẩm Truyện_kể_Genji

Hệ thống đề tài

Đồng 2000 Yên với minh họa truyện kể Genji bên trái và chân dung nữ sĩ Murasaki Shikibu bên phải

Tuy vậy, ý nghĩa đích thực của Truyện kể Genji vẫn khiến các học giả tranh cãi, người thì cho rằng tác phẩm có thể được hiểu như một sự truyền bá ngấm ngầm đạo Phật qua tư tưởng về nghiệp quả (karma); số khác lại thừa nhận Genji là một tác phẩm viết với mục đích giáo huấn; một số đánh giá truyện không hơn gì ý nghĩa là tiểu thuyết vô luân thậm chí là văn học khiêu dâm. Bên cạnh đó, nhiều người bám vào chủ đề chính của tác phẩm là quan hệ của những người đàn ông và những người đàn bà; nhưng cũng có ý kiến cho rằng có thể coi tác phẩm là một biên niên sử trá hình; và cuối cùng, một số nhà nghiên cứu xoay quanh nhận định rằng tác phẩm chuyên làm sáng tỏ nguyên tắc mono no aware (bi cảm)[14] của mỹ học truyền thống Nhật Bản[1].

Nghệ thuật tự sự

Nhưng nếu tính đa nghĩa làm say lòng hàng triệu độc giả trên xứ sở Phù Tang, thì cốt truyện lại khiến tác phẩm có thể được đọc như một tiểu sử nhân vật: Genji sinh ra, lớn lên, những mối tình, cuộc lưu đày, sự hiển đạt, tuổi già và cái chết[5]. Sự nối liền thân phận của Genji và con trai Kaoru cũng phản ánh được nhận thức về tính hiện thực của dòng chảy thời gian, thể hiện được lòng trung thành của tác giả với những nguyên tắc của lịch sử. Nhân vật chết nhưng cuộc sống không ngừng lại và Murasaki vẫn tiếp tục ghi lại sự tiếp diễn của nó. Bằng tác phẩm mang hơi thở trữ tình ngọt ngào nữ tính của thời đại, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Nhật Bản, Murasaki đã khẳng định kiểu mẫu sáng chói và thuần túy nhất của nghệ thuật tiểu thuyết đích thực, hơn nữa, tác giả đã đặt tiểu thuyết tự sự ngang hàng và thậm chí cao hơn sử học: tiểu thuyết kể về tất cả, đụng chạm tới từng chi tiết, chuyển tải cái đã qua với toàn bộ sự trọn vẹn của nó. Nó không đơn thuần tuân thủ những nguyên tắc và nhiệm vụ của sử học, điều mà trước thời của Murasaki, được viết bởi các nhà biên sử qua Cổ sự ký hay Nhật Bản thư kỷ, nó còn sinh động hơn sử ký rất nhiều trong việc tái họa quá khứ cũng như những hư cấu lịch sử bởi khả năng vô hạn khắc họa tính cách và hành động của nhân vật, nói khác đi là một lịch sử đã được tái tạo nghệ thuật. Chính nguyên tắc dung hợp giữa tự sựtrữ tình, thực sự là một đột phá so với thời đại, đã tạo cho tác phẩm một chiều sâu cảm hứng đối với các văn sĩ hậu Murasaki, đem đến nhiều nhận thức khác nhau về ý nghĩa tác phẩm trong giới nghiên cứu văn học sử hiện đại[1].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyện_kể_Genji http://jti.lib.virginia.edu/japanese/genji/ http://www.tokugawa-art-museum.jp/english/index.ht... http://web.archive.org/web/20080314050049/http://w... http://web.archive.org/web/20080314203013/http://s... http://web.archive.org/web/20080411021943/http://w... http://www.taleofgenji.org/ http://webworld.unesco.org/genji/en/about.shtml http://webworld.unesco.org/genji/en/index.shtml http://webworld.unesco.org/genji/en/part_2/34-128.... https://www.imdb.com/title/tt0043580/